- Hình thành lớp: Khi ta nghĩ đến “nó” như một khái niệm riêng lẻ ->Xây dựng lớp biểu diễn khái niệm đó.
- Lớp là biểu diễn cụ thể của một khái niệm vì vậy tên lớp luôn là danh từ.
- Các thuộc tính của lớp là các thành phần dữ liệu nên chúng luôn là danh từ.
- Các hàm thành phần (các hành vi) là các thao tác chỉ rõ hoạt động của lớp nên các hàm là động từ.
- Các thuộc tính có thể suy diễn từ những thuộc tính khác thì dùng hàm thành phần để thực hiện tính toán. Ví dụ chu vi, diện tích của một tam giác
- Tuy nhiên, nếu các thuộc tính suy diễn dòi hỏi nhiều tài nguyên hoặc thời gian để thực hiện tính toán, ta có thể khai báo là dữ liệu thành phần.
- Dữ liệu thành phần nên được kết hợp:
- Trong mọi trường hợp, nên có phương thức thiết lập (Constructor) để khởi động đối tượng
- Nên có phương thức thiết lập có khả năng tự khởi động không cần tham số
- Nếu đối tượng có nhu cầu cấp phát tài nguyên thì phải có phương thức thiết lập, copy constructor để khởi động đối tượng bằng đối tượng cùng kiểu và có destructor để dọn dẹp. Ngoài ra còn có phép gán (chương 4).
- Nếu đối tượng đơn giản không cần tài nguyên riêng ->Không cần copy constructor và destructor