SLIDE1

Tuesday, May 26, 2015

mô hình kinh doanh trực tuyến của Kay

A.                 MÔ HÌNH KINH DOANH TRỰC TUYẾN CỦA KAY

1.                  Giới thiệu sơ lược về Kay



Ø  Được biết đến như là một trang thương mại điện tử cao cấp, Kay cung cấp các sán phẩm chất lượng vào thị trường Việt Nam nhầm đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng và các sản phẩm độc đáo chỉ có duy nhất tại Kay. Kay được sinh ra nhờ sự kết hợp giữa kiến thức và chuyên môn từ 2 "người anh em" đáng tin khác của nó là DiaDiem.com và YuMe.vn.
Ø  Kay tập trung kinh doanh ở 3 mảng chính: dịch vụ (spa, nha khoa, ăn uống,...), du lịch và mua sắm (thời trang, hàng công nghệ).  Để trở thành một địa chỉ mua sắm trực tuyến đáng tin cậy, KAY.vn đặc biệt chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ được bán ra, đảm bảo quy trình trong việc kiểm tra chất lượng nhà cung cấp cũng như các đối tác khác.  

2.                  Mô hình kinh doanh của Kay

Ø  Kay.vn là website thương mại điện tử cao cấp theo hướng B2C (business to consumer) là hình thức thương mại điện tử giao dịch giữa công ty và người tiêu dùng (khách hàng). Đây còn gọi là dịch vụ bán lẻ trực tuyến của các công ty qua mạng internet, thường được thực hiện qua thông qua các chương trình tiếp thị liên kết.

3.                  Các thế mạnh của Kay.

Ø  Các hình thức thanh toán tương đối đa dạng từ trả tiền mặt, điện chuyển tiền, thanh toán qua người vận chuyển, thẻ thanh toán nội địa và quốc tế, thẻ hội viên…
Ø  Đồng thời, Kay.vn là một trong số những công ty thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam quyết định mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoạt động đồng thời với website. Khách hàng có thể đến cửa hàng xem, trải nghiệm, dùng thử trước khi quyết định mua sản phầm, đồng thời đây cũng là điểm đổi trả nếu sản phẩm gặp vấn đề.

4.                  Những bất cập trong mô hình kinh donah của Kay

Ø  Sản phẩm của B2C là longtail bán trong thời gian dài dẫn đến tồn kho cao hoặc tỉ suất lợi nhuận thấp nếu không muốn tồn kho.
Ø  Họ không chỉ cạnh tranh trực tiếp với nhau mà còn phải cạnh tranh gián tiếp với mô hình offline như siêu thị, chợ, cửa hàng.
Ø  hình TMDT B2C đòi hỏi nguồn tài nguyên lớn từ nhân lực cho đến trang thiết bị.

Ø  Động lực mua hàng không còn hấp dẫn như Groupon.