SLIDE1

Sunday, March 13, 2016

HÀM VÀ GỌI LẠI HÀM TRONG PHP

Để giảm thời gian lặp lại 1 thao tác code nhiều lần, PHP hỗ trợ người lập trình việc tự định nghĩa cho mình những hàm có khả năng lặp lại nhiều lần trong website. Việc này cũng giúp cho người lập trình kiểm soát mã nguồn một cách mạch lạc. Đồng thời có thể tùy biến ở mọi trang. Mà không cần phải khởi tạo hay viết lại mã lệnh như HTML thuần.

1- Hàm tự định nghĩa:


Cú pháp:
function functiono_name()
{
//Lệnh thực thi
}
Tên hàm có thể là một tổ hợp bất kỳ những chứ cái, con số và dấu gạch dưới, nhưng phải bắt đầu từ chứ cái và dấu gạch dưới.
Ví dụ:
<?php
 function name()
 {
  $name= array("Kenny", "Jiro", "Calvin", "Gillian");
  foreach ($name as $test)
  { echo "$test
"; } } name(); ?>

2- Hàm tự định nghĩa với các tham số:

Cú pháp:
function function_name($gt1,$gt2)
{
//Hành động
}
Ví dụ:
<?php
function indulieu($text)
{
echo "$text
"; } indulieu("welcome"); indulieu("who are you ?"); ?>

3- Hàm tự định nghĩa với giá trị trả về:

Cú pháp:
function function_name(Có hoặc không có đối số)
{
//Thuc thi
return giatri;
}
Ví dụ:
<?php
function tinhtong($a,$b)
{
$total=$a+$b;
return $total;
}
echo tinhtong(19,31)
?>

4-Gọi lại hàm trong PHP:

PHP cung cấp nhiều hàm cho phép triệu gọi lại file. Như hàm include("URL đến file"), require("URL Đến file").
Ngoài hai cú pháp trên còn có include_once(), require_once(). Hai hàm này cũng có trách nhiệm gọi lại hàm. Những chúng sẽ chỉ gọi lại duy nhất 1 lần mà thôi.
Ví dụ:
Tạo file top.html với nội dung:
<html>
 <head>
  <title>Welcome to you</title>
 </head>
 <body>
  <table border=1 width=700>
   <tr>
    <td colspan="5" align="center">Banner</td>
   </tr>
   <tr>
    <td align="center"> Home </td>
    <td align="center"> News </td>
    <td align="center"> Music </td>
    <td align="center"> Download</td>
    <td align="center"> Contact</td>
   </tr>
Tạo file body.html với nội dung:
    <tr><td colspan="5" align="center">Noi dung website</td>
    </tr>
Tạo file bottom.html với nội dung:
   <tr>
    <td colspan="5" align="center"> Copyright@ abc.com</td>
   </tr>
  </table>
 </body>
</html>
Tạo trang index.php với nội dung:
<?php
 include("top.html");
 include("body.html");
 include("bottom.html");
?>

Tổng kết:

Kết thúc bài học này, hẳn các bạn đã có những khái niệm cơ bản về hàm và cách sử dụng lại mã PHP. Trên ứng dụng thực tế việc dùng các hàm để triệu gọi đóng vai trò khá quan trọng, nó giúp mã nguồn của người sử dụng logic và dễ dàng chỉnh sửa hơn, việc ứng dụng nó trên website như thế nào cũng sẽ tùy biến hơn so với cách viết trực tiếp trên từng file.

Related Posts:

  • tổng quan về lập trình PHP Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu về cách thức cấu hình và cài đặt PHP. Tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu về cấu trúc cơ bản trong PHP. Về tổng quan PHP có cú pháp khá tương đồng với 1 số ngôn ngữ như C, java. Tuy nhiên, tự b… Read More
  • giới thiệu ngôn ngữ PHP - ngôn ngữ của WEB động PHP (Hypertext Preprocessor) là ngôn ngữ script trên server được thiết kế để dễ dàng xây dựng các trang Web động. Mã PHP có thể thực thi trên Webserver để tạo ra mã HTML và xuất ra trình duyệt web theo yêu cầu của người sử d… Read More
  • [PHP] Khái niệm biến, hằng, chuỗi và các kiểu dữ liệu trong lập trình PHP a) Biến trong PHP. Biến được xem là vùng nhớ dữ liệu tạm thời. Và giá trị có thể thay đổi được. Biến được bắt đầu bằng ký hiệu "$". Và theo sau chúng là 1 từ, 1 cụm từ nhưng phải viết liền hoặc có gạch dưới. 1 biến được … Read More
  • toán tử trong PHP - gán, so sánh, kết hợp, logic toán tử gán Chúng ta đã từng tiếp xúc với toán tử này bởi việc khởi tạo 1 biến. Nó gồm ký tự đơn =. Toán tử gán lấy giá trị của toán hạng bên phải gán nó vào toán hạng bên trái. Ví dụ: $name = "Johny Nguyen"; toá… Read More
  • các biểu thức cơ bản trong PHP biểu thức điều kiện Là biểu thức dùng kiểm tra 1 sự kiện. Nếu chúng thỏa điều kiện đó thì sẽ thực thi một hành động. Ngược lại sẽ là một hành động khác. If(Điều kiện) { hành động } vòng lặp trong PHP Phép lặp… Read More