1. định nghĩa mảng trong PHP
cú pháp: $tên_biến = array ("giá trị 1", "giá trị 2", "giá trị n",...);mảng trong PHP nó tính từ 0 -> n-1.
ví dụ: $a=array(1,2,3,4,5);
thì khi muốn in ra giá trị 3 thì dùng lệnh echo $a[2];
ngoài cách khai báo mảng ở trên, PHP còn hổ trợ cách khai báo mảng sau:
$a[]=1;
$a[]=2;
$a[]=3;
.......
như vậy, cách khai báo thứ 2 thường dùng trong việc thêm giá trị vào mảng, còn cách 1 là khai báo mảng với các giá trị ban đầu
cũng giống như cách 1, muốn in ra giá trị 3 thì echo $a[2];
2. mảng kết hợp
ví dụ mảng kết hợp sau thì các bạn sẽ rõ nó là như thế nào:$a=array(name => "tran khanh toan", job => "student", age => 20);
muốn in ra tran khanh toan, student hay tuổi là 20 thì dùng lệnh sau:
echo $a[name];
echo $a[job];
echo $a[age];
và lưu ý là ở đây không thể dùng cách truy xuất dữ liệu mảng theo cách thông thường echo $a[0];echo $a[1];... được.
3.phép lặp trong mảng
a. đối với mảng thông thườngforeach ( $array as $temp)
{
hành động;
}
ví dụ ta đã có mảng sau:
$a=array(1,3,5,7,9,2,4,6,8,10);
muôn in tất cả các giá trị của mảng ra màn hình và cách nhau bởi 1 khoảng trẳng thì ta làm như sau:
foreach($a as $temp) echo $temp." ";
b. đối với mảng kết hợp
phép lặp tương tự như trên nhưng có hơi khác 1 chút
foreach ($array as $key => $value)
{
hành động;
}
ví dụ ta có mảng sau:
$a=array(name => "tran khanh toan", age => 20, job => "student");
để in tất cả các giá trị của mảng trên ta thực hiện lệnh sau:
foreach($a as $key => $value)
{
echo $key.":".$value;
}
4. một số hàm hổ trợ sẵn trong PHP
- hàm gộp mảng: $a=array_merge($mang1,$mang2);- hàm tách mảng: array_slice($mang,vi trí, số lượng);
- hàm sắp xếp mảng theo thứ tự tăng dần: sort($mang);
- hàm kiểm tra phần tử có tồn tại trong mảng hay không: in_array(giá trị,$mang);