SLIDE1

Tuesday, September 29, 2015

các thiết bị liên kết mạng máy tính

card mạng:

- kết nối giữa máy tính và cáp mạng để phát hoặc nhận dữ liệu với máy tính khác
- kiểm soát luồng dữ liệu giữa máy tính và hệ thống cáp
- mỗi NIC (network interface adapter card) có 1 địa chỉ MAC duy nhất (media access control), MAC có 6 byte, 3 byte dầu là mã số nhà sản xuất, 3 byte sau là số serial của card .

modem:

- là viết tắt của 2 từ điều chế (MOdulation) và giải điều chế (DEModulation)
- điều chế tín hiệu số(digital) sang tín hiệu tương tự (analog) để gởi theo đường thoại và ngược lại.
- có 2 loại là internal và external.


repeater (bộ chuyển tiếp)

- khuếch đại, phục hồi các tín hiệu bị suy thoái do tổn thất năng lượng trong khi truyền
- cho phép mở rộng mạng vượt xa chiều dài giới hạn của môi trường truyền
- chỉ được dùng nối 2 mạng có cùng giao thức truyền thông
- hoạt động ở lớp physical 


HUB (bộ tập trung)

- chức năng như repeater nhưng mở rộng hơn với nhiều đầu cắm cáp mạng
- tạo ra điểm kết nối tập trung để nối mạng theo kiểu hình sao
- tín hiệu được phân phối đến tất cả các kết nối
- có 3 loại HUB: thụ động, chủ động, thông minh
+ HUB thụ động: chỉ đảm bảo tính năng kết nối, không xử lý tín hiệu
+ HUB chủ động: có khả năng xử lý tín hiệu để chống suy hao
+ HUB thông minh là HUB chủ động nhưng có thêm khả năng tạo ra các gói tin thông báo hoạt động của mình để dễ dàng quản trị mạng.

bridge (cầu nối)

- dùng để nối 2 mạng có giao thức giống hoạt khác nhau
- chia mạng thành nhiều phân đoạn nhằm giảm lưu lượng trên mạng
- hoạt động ở lớp datalink với 2 chức năng chính là lọc và vận chuyển
- dựa trên bảng địa chỉ MAC lưu trữ, bridge kiểm tra các gói tin và xử lý chúng trước khi có quyết dịnh đi hay không


switch (bộ chuyển mạch)

- là thiết bị giống HUB và bridge cộng lại nhưng thông minh hơn
- có khả năng chỉ chuyển dữ liệu đến đúng kết nối thực sự cần dữ liệu này để tránh đụng độ mạng
- dùng để phân đoạn mạng trong các mạng cục bộ lớn
- hoạt động ở lớp datalink


router ( bộ định tuyến)

- dùng để ghép nối các mạng cục bộ lại với nhau để thành mạng rộng
- lựa chọn đường đi tốt nhát cho các gói tin hướng đi ra mạng bên ngoài
- hoạt động chủ yếu ở lớp network
- có 2 phương thức định tuyến chính là: định tuyến tĩnh và định tuyến động


gateway ( proxy cổng nối)

- thường dùng đẻ nối các mạng không thuần nhất, chủ yếu là mạng LAN với mạng lớn bên ngoài chứ không dùng để nối LAN - LAN
- kiểm soát luồng dữ liệu ra vào mạng
- hoạt động phức tạp và chậm hơn router
- hoạt động ở tầng 4 -> 7

môi trường truyền dẫn mạng máy tính

môi trường truyền dẫn mạng máy tính:
- là các phương tiện vật lý cho phép truyền tải tín hiệu giữa các thiết bị
- 2 loại phương tiện truyền dẫn chính là hữu tuyến và vô tuyến
- hệ thống sử dụng 2 loại tín hiệu là digital và analog

các đặc tính của phương tiện truyền dẫn

chi phí, yêu cầu cài đặt, băng thông, băng tần, độ suy dần, nhiễu điện từ, nhiễu xuyên kênh

các phương tiện truyền dẫn hay sử dụng: cáp đồng trục, cáp xoắn đôi, cáp quang, wireless







thông số cơ bản 1 số loại cáp

wireless:

là môi trường truyền dẫn không dây, thông qua 1 só kỹ thuật như radio, microwave,infraged, lightwave

giao thức truy cập đường truyền trên mạng LAN

Hai loại giao thức: ngẫu nhiên và có điều khiển
-Ngẫu nhiên: giao thức chuyển mạch với giao thức đường dây đa truy cập với cảm nhận va chạm
-Có điều khiển: giao thức dùng thẻ bài vòng với giao thức dùng thẻ bài cho dạng đường thẳng

giao thức chuyển mạch:

khi máy tính yêu cầu nó sẽ được truy cập vào đường cáp nếu mạng không bận, ngược lại sẽ bị từ chối

giao thức đường dây đa truy cập với cảm nhận va chạm:

gói dữ liệu chỉ được gởi nếu đường truyền rãnh, ngược lại mõi trạm phải đợi theo 1 trong 3 phương thức:
1.chờ đợi 1 thời gian ngẫu nhiên rồi lại bắt đầu kiểm tra đường truyền
2.kiểm tra đường truyền liên tục cho đến khi đường truyền rãnh
3. kiểm tra đường truyền với xác suất p (0<p<1)

giao thức dùng thẻ bài vòng:

thẻ bài là 1 đơn vị dữ liệu đặc biệt, có 1 bit để biểu diễn trạng thái mạng bận hay rảnh, nó chạy vòng quanh trong mạng, trạm nào nhận được thẻ bài rãnh thì có thể truyền dữ liệu

giao thức dùng thẻ bài cho dạng đường thẳng:

tạo ra 1 vòng logic ảo và thực hiện giống dạng thẻ bài vòng

cấu trúc vật lý của mạng LAN


dạng đường thẳng (Bus topology)

1. ưu điểm:
dẽ cài đặt và sử dụng, chi phí thấp, 1 máy hỏng không ảnh hưởng đến các máy khác,
2. hạn chế:
khó quản trị và tìm nguyên nhân lỗi, giới hạn chiều dài cáp và số lượng máy tính, hiệu năng giảm khi có máy tính được thêm vào , 1 đoạn cáp backbone bị đức sẽ ảnh hưởng đến toàn mạng.

dạng vòng tròn (ring topology)

1. ưu điểm:
sự phát triển của hệ thống không tác động đến hiệu năng, tất cả các máy tính có quyền truy cập như nhau
2. hạn chế:
chi phí thưc hiện cao, phúc tạp, khi 1 máy có sự cố thì ảnh hưởng đến các máy tính khác

dạng hình sao (star topology )

1. ưu điểm:
dễ dàng bổ sung hay loại bớt máy tính, dễ theo dõi và giải quyết sự cố, có thể phù hợp với nhiều loại cáp khác nhau
2. hạn chế
khi HUB không làm việc thì toàn mạng cũng không làm việc, sử dụng nhiều cáp


Phương thức nối mạng

nối mạng có 2 phương thức phổ biến là point-to-point và broadcast

point - to - point:

các đường truyền riêng biệt được thiết lập để nối các máy tính lại với nhau, 1 điểm - 1 điểm

broadcast:

tất cả các trạm được phân chia chung 1 đường truyền vật lý, 1 điểm - nhiều điêm

Sunday, September 27, 2015

Mô hình mạng OSI

mô hình mạng OSI gồm 7 tầng

physical:

truyền dẫn nhị phân: dây, đầu nối, điện áp, tốc độ truyền dữ liệu, phương tiện truyền dẫn, chế độ truyền dẫn

datalink:

điều khiển liên kết, truy xuất đường truyền: đóng frame, ghi địa chỉ vật lý, điều khiển luồng, thông báo lỗi, kiểm soát lỗi

Saturday, September 26, 2015

tổng quan về mạng máy tính

Khái niệm về mạng máy tính

là 1 tập hợp của các máy tính độc lập được kết nối với nhau theo 1 cấu trúc nào đó.
2 máy tính được gọi là kết nối với nhau nếu chúng có thể trao đổi thông tin
các kết nối có thể là dây đồng, cáp quang, sóng ngắn truyền vệ tinh,...

Sunday, September 13, 2015

các hệ thống số cơ bản, nhị phân, bát phân, thập lục phân, thập phân

các hệ thống số cơ bản


thập phân:

gồm các chữ số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9
ví dụ: 576.348 = 5*10^2 + 7*10^1 + 6*10^0 + 3*10^-1 + 4*10^-2 + 8*10^-3

Saturday, September 12, 2015

mô hình dữ liệu thực thể mối kết hợp

được GHEN giới thiệu năm 1976, là mô hình dữ liệu được sử dụng nhiều nhất ở mức qan niệm


định nghĩa:

- loại thực thể là những loại đối tượng hay sự vật của thế giới tồn tại thực cần được quản lý. ví dụ học viên,..
- thực thể làlà 1 thể hiện của loại thực thể ví dụ thông tin về 1 học viên

mô hình dữ liệu mạng

còn gọi tắt là mô hình mạng hoặc mô hình lưới: là mô hình được biểu diễn bởi 1 đồ thị có hướng gồm có mẫu tin, loại mẫu tin, loại liên hệ, bản số.

mẫu tin

mô tả 1 đối tượng trong thế giới thực

loại mẫu tin 

là 1 tập các mẫu tin có cùng tính chất, ví dụ nhân viên, học sinh

các khái niệm của hệ cơ sở dữ liệu CSDL

định nghĩa cơ sở dữ liệu


cơ sở dữ liệu là hệ thống thông tin có cấu trúc được lưu  trữ trên các thiết bị lưu trữ nhằm thỏa mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của nhiều người hay nhiều chương trình ứng dụng với những mục đích khác nhau.